Các chất dinh dưỡng chó Lạp Xưởng cần
Cho Dachshund ăn thực phẩm dinh dưỡng chất lượng cao không chỉ giúp hỗ trợ cân nặng hợp lý mà còn giúp cơ săn chắc và khỏe mạnh.
Protein
Protein (hay đạm) là chất dinh dưỡng quan trọng nhất trong chế độ ăn hàng ngày của Lạp Xưởng. Chúng cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động của cún, đồng thời giúp cho da, lông và móng khỏe mạnh.
Thịt gà và thịt bò là nguồn cung cấp protein tuyệt vời và là hương vị mà nhiều con chó yêu thích, bao gồm cả Dachshund của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể đa dạng thực đơn bằng cách cho chó ăn thịt lợn, thịt cừu hoặc cá trắng.
Chất béo
Chất béo rất quan trọng trong chế độ ăn uống của chó vì nó là chất giúp giữ cho làn da của chúng mềm mại, bộ lông sáng bóng và trông khỏe mạnh. Chất béo cũng kích thích quá trình tiêu hóa và ổn định nhiệt độ cơ thể cún.
Điều quan trọng là phải biết lượng chất béo mà chó của bạn nhận được hàng ngày hoặc ít nhất là hàng tuần, và cho chó ăn một chế độ cân bằng chất béo, không quá nhiều và cũng không quá ít
Tinh bột
Tinh bột rất quan trọng để cung cấp cho con chó của bạn nhiều năng lượng cần thiết. Tuy nhiên, chỉ nên cho cún ăn đủ, vì quá nhiều tinh bột có thể gây thừa đường glucose – nguyên nhân của các vấn đề về tiêu hóa ở Lạp Xưởng.
Chất dinh dưỡng này chủ yếu có nguồn gốc từ gạo, ngô, lúa mạch và các loại ngũ cốc khác. Đáng chú ý, bạn nên tránh cho cún cưng của mình ăn đậu nành, vì chúng có thể gây ra phản ứng dị ứng ở chó.
Chất xơ
Một thành phần quan trọng không kém khác là chất xơ. Giống chó chân ngắn này có thể bị các vấn đề về dạ dày và thậm chí là viêm dạ dày, tức là tình trạng viêm đường tiêu hóa. Chế độ ăn giàu chất xơ giúp ngăn ngừa sự phát triển quá mức của bất kỳ vi khuẩn xấu nào trong đường ruột và mang đến cho cún hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nguồn cung chất xơ chủ yếu đến từ các loại rau xanh, cà rốt, bí ngô…
Vitamin và khoáng chất
Chó được hưởng lợi rất lớn từ một chế độ ăn uống bao gồm vitamin và khoáng chất. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể của cún, bằng cách giúp xương chắc khỏe, duy trì bộ lông khỏe mạnh và hệ tiêu hóa, cũng như hỗ trợ chức năng nhận thức khi chúng già đi.
Cún cưng của bạn có thể không tự nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết, vì vậy việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng bao gồm vitamin và khoáng chất là một sự đầu tư tuyệt vời cho sức khỏe lâu dài của chó.
Lượng thức ăn theo từng giai đoạn
Giữ khẩu phần phù hợp dựa trên độ tuổi, cân nặng và mức độ hoạt động của cún sẽ giúp chúng duy trì cân nặng lý tưởng và năng động. Để biết cún của bạn cần ăn bao nhiêu bữa một ngày, hãy tham khảo bảng định mức dưới đây:
Tuổi của chó | Loại thức ăn | Số bữa ăn mỗi ngày |
Dưới 6 tuần | Sữa mẹ | Theo nhu cầu |
Từ 6 – 10 tuần | Thức ăn khô ngâm ướt, chứa khoảng 85% độ ẩm | 4 – 6 |
Từ 10 – 12 tuần | Trộn 10% thức ăn khô vào thức ăn ướt, và tăng 10 – 15% mỗi tuần sau | 4 |
3 – 4 tháng | Thức ăn khô hoàn toàn | 3 |
4 – 8 tháng | Bắt đầu đưa thêm các sản phẩm từ động vật vào chế độ ăn. Các thành phần như xương, gan và trứng rất tốt để giúp hình thành miễn dịch tự nhiên và cung cấp cho chúng những chất dinh dưỡng mà chúng sẽ không nhận được từ chế độ ăn thức ăn khô. | 3 |
8 – 12 tháng | Bắt đầu cai sữa cho chó con. Thực phẩm tăng tỷ lệ lên 10% mỗi tuần cho đến khi 1 tuổi. | 3 |
12 – 24 tháng | Khi được 1 tuổi, chó sẽ ăn ít thức ăn hơn so với chúng con nhỏ. Điều này là do sự trao đổi chất của chúng đang bắt đầu chậm lại.
|
2 |
Nếu thấy cún có dấu hiệu tăng cân, hãy giảm khẩu phần ăn mà không giảm số bữa ăn. Còn nếu chó để thừa thức ăn trong bát, bạn có thể cắt giảm số lượng cho lần sau.
Điều quan trọng là phải tìm hiểu những gì con chó của bạn cần và bao nhiêu là có lợi, để đảm bảo sức khỏe của chúng mà không có nguy cơ nào.
Chó Lạp Xưởng không nên ăn gì?
Có rất nhiều loại thức ăn khác nhau mà Dachshund không thể ăn vì chúng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cún. Bạn không muốn con vật thân yêu của mình gặp nguy hiểm đúng không?
Xương động vật
Nhai xương rất tốt cho sức khỏe răng miệng của chó. Tuy nhiên, điều này không đúng với tất cả loại xương.
Cụ thể, chỉ nên cho cún ăn xương sống (của lợn hoặc bò) kèm thịt. Tuyệt đối không cho chúng ăn xương đã nấu chín và các loại xương gia cầm. Bởi lẽ, khi chúng nhai và cắn, các mảnh vỡ có thể mắc kẹt ở lợi gây viêm nướu, mắc kẹt ở thực quản gây nghẹn đường thở. Trường hợp xấu nhất là gây rách dạ dày, nguy hiểm đến tính mạng.
Thịt mỡ và thức ăn nhiều dầu mỡ
Dầu mỡ, thịt gà rán, khoai tây chiên… không gây độc cho chó nếu ăn ở lượng vừa phải. Nếu dung nạp quá nhiều thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, nó có thể gây khó chịu cho dạ dày, và trong một số trường hợp hiếm hoi là viêm tụy. Tốt nhất là cố gắng không cho Lạp Xưởng ăn dầu mỡ như một món ăn hay một phần trong chế độ ăn uống thông thường của chúng.
Một số loại thực phẩm khác
- Hành, tỏi và lá hẹ: Cho dù ở dạng khô, sống hay nấu chín, chúng đều đặc biệt độc hại với chó và có thể gây kích ứng điều tiêu hóa, tổn thương hầu cầu.
- Hạt mắc-ca: Chứa một loại độc tố có thể ảnh hưởng đến cơ và hệ thần kinh của chó, dẫn đến suy nhược, sưng chân và thở hổn hển.
- Quả bơ: Cây bơ có chứa một chất gọi là Persin có trong lá, quả và hạt của nó và có thể gây nôn mửa và tiêu chảy ở chó.
- Nho và nho khô: Thành phần hoạt chất gây ra độc tố vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên cả nho và nho khô đều có thể gây tổn thương gan nặng và suy thận nếu cún ăn phải.
Tóm lại, với kiến thức và sự chăm sóc phù hợp cùng một chế độ ăn uống lành mạnh, bạn có thể mang đến cho người bạn chân ngắn Lạp Xưởng của bạn sống cuộc sống tốt nhất và khỏe mạnh nhất.