Cách nuôi chó trong phòng trọ phù hợp nhất

Chọn phòng trọ có không gian thoáng đãng, nhà vệ sinh riêng

Nếu có đủ khả năng chi trả, Hùng Cường khuyên bạn nên chọn một căn phòng trọ có diện tích tối thiểu 20m2, có nhà vệ sinh riêng, có ban công, thoáng đãng và trong một khu dân cư yên tĩnh. Đối với ban công và cửa sổ, bạn nên sử dụng lưới an toàn để rào kín. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho cún.

Tiếp theo, hãy cố gắng tránh xa cửa hành lang và những lối ra vào đông đúc khác để hạn chế sự căng thẳng và tiếng sủa của chó. Việc ở cạnh thang máy liên tục phát ra tiếng bíp cũng có thể khiến chó bị ảnh thưởng. Nếu có thể, hãy tìm những khu trọ có sân chơi, đảm bảo bạn có thể vui đùa và hoạt động cùng cún mỗi ngày.

Thỏa thuận với chủ nhà và hàng xóm

Không phải chủ nhà nào cũng chấp nhận cho người thuê nhà nuôi thú cưng, đặc biệt là chó và mèo bởi nhiều lý do như:

Thứ nhất, họ lo ngại mùi và chất thải của thú cưng có thể xuất hiện ở khắp nơi, gây ảnh hưởng đến môi trường và không gian xung quanh.
Thứ hai, họ lo lắng chó sẽ cắn phá những đồ đạc được trang bị sẵn trong phòng như: giường, tủ, bàn ghế…
Thứ ba, họ lo lắng tiếng kêu sủa của chó có thể ảnh hưởng đến hàng xóm và những người thuê trọ khác.
Nếu bạn thuyết phục được chủ trọ những điều đó không xảy ra và họ đồng ý cho bạn nuôi chó thì chúc mừng bạn, bạn đã vượt qua cửa ải đầu tiên. Chào đón bạn ở cửa ải thứ hai là những người hàng xóm trong cùng khu trọ.

Khi bạn là chủ sở hữu chó ở căn phòng trọ, bạn sẽ sợ tiếng chó sủa. Nếu những người hàng xóm nghe thấy quá nhiều tiếng sủa, họ có thể phàn nàn với chủ nhà. Và nếu chủ nhà nhận được nhiều lời phàn nàn, họ có thể gây khó khăn cho cuộc sống của bạn và chú chó của bạn.

Tin vui là bạn sẽ không thể khiến chó ngừng sủa hoàn toàn, nhưng có thể giữ tiếng sủa ở mức tối thiểu Để biết thêm thông tin, hãy đọc bài đăng của Trường Huấn luyện chó Hùng Cường về cách huấn luyện chó ngừng kêu sủa theo lệnh.

Sắp xếp không gian sống

Thông thường, các phòng trọ có diện tích khá nhỏ, từ 15 – 30m2. Cuộc sống trong phòng trọ có nghĩa là tất cả trong một, bao gồm: khu vực sinh hoạt, khu vực học tập, khu vực ngủ nghỉ, khu vực nấu ăn và toilet, tất cả trên một mặt bằng. Ngoài việc toilet là khép kín, sẽ không có bất cứ vách ngăn nào phân chia các khu chức năng khác trong phòng trọ.

Như vậy, một khi đã xác định nuôi chó trong phòng trọ, bạn cần phải sắp xếp lại không gian sống, để cân bằng giữa nơi ở của bạn và của cún. Cụ thế, nơi đặt giường cũi, bát đựng thức ăn nước uống phải tách biệt với nơi sinh hoạt của bạn. Nếu phòng trọ có ban công, bạn có thể đặt chuồng chó (có mái che) và đồ dùng của chúng tại đó.

Tuyệt đối không để chung đồ vật của bạn và cún với nhau. Bởi lẽ, việc làm này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chính bản thân bạn.

Làm cho phòng trọ thân thiện với chó

Phòng trọ thường thiếu một vài thành phần quan trọng mà chó yêu cầu. Một là sự vắng mặt của không gian, hai là không có cỏ hoặc đất để chó “giải tỏa nỗi buồn”. Mặc dù bạn không thể làm gì nhiều để tạo thêm không gian, nhưng có thể cung cấp cho cún khay đi vệ sinh trong phòng tắm. Đây là một sự lựa chọn tối ưu về cả chi phí và sự thuận tiện.

Huấn luyện chó đi vệ sinh vào khay cũng là một quá trình khá đơn giản. Bạn chỉ cần dẫn chúng đến khay bất cứ khi nào chúng cần đi, sau đó cho chúng một món quà sau khi hoàn thành. Lúc đầu, bé cún có thể mắc một vài sai lầm, và để lại một đống lộn xộn xung quanh phòng trọ của bạn. Tuy nhiên, một khi chúng đã quen thuộc, thói quen không thể phá vỡ.

Giữ cho chó bận rộn khi bạn ở nhà

Mặc dù bạn không thể chơi trò tìm kiếm trong một căn phòng trọ rộng 15 – 20m2, nhưng bạn vẫn có thể giữ cho tâm trí của cún luôn hoạt động. Chẳng hạn như giấu đồ ăn cho chó xung quanh căn phòng, sau đó đưa chó đi săn kho báu. Bên cạnh việc giúp rèn luyện sức khỏe, hoạt động này cũng khuyến khích cún khám phá ngôi nhà mới của mình.

Kéo co cũng là cách đốt cháy năng lượng tuyệt vời, chỉ cần đảm bảo rằng bạn không để con cho của mình giành chiến thắng. Trên thực tế, có rất nhiều trò chơi trong nhà mà bạn có thể chơi mà không cần nhiều không gian.

Giữ cho chó bận rộn khi bạn đi ra ngoài

Trên thực tế, nuôi chó trong căn phòng nhỏ sẽ khiến chó gặp khó khăn nếu chúng ở một mình quá lâu. Bởi vì không có ai để giữ chúng vui vẻ và chúng cũng không có không gian để đi lang thang, khi đó, tâm lý cún sẽ bắt đầu cảm thấy bị mắc kẹt

Nếu bạn ra ngoài trong khoảng thời gian từ 1 tiếng trở xuống, bạn có thể để cún ở nhà với thật nhiều đồ chơi. Nếu thời gian lâu hơn 1 tiếng, cách tốt nhất là nên đặt cún trong chuồng với đồ chơi của nó.

Luôn vệ sinh sạch sẽ phòng trọ

Nuôi chó trong phòng trọ không chỉ có các vấn đề mà Hùng Cường vừa liệt kê ở trên, mà còn 7749 vấn đề khác phải đối mặt, đó là: lông chó ở khắp mọi nơi; đồ đạc, giày dép bị cắn phá; chó đi poo không đúng chỗ…

Để hạn chế tình trạng rụng lông của cún, cách tốt nhất là nên chải chuốt cho chúng mỗi tuần và tắm rửa thường xuyên. Trong khi đó, cách duy nhất để không phải thấy bãi poo khắp nơi trong nhà là huấn luyện cún đi vệ sinh vào khay hoặc trong nhà vệ sinh. Còn để đối phó với tình trạng cún nhai cắn đồ đạc thì bạn nên chuẩn bị đồ chơi nhai và đào tạo các bài học vâng lời.

Tóm lại, việc thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp phòng trọ là cần thiết để bạn có được môi trường sống lành mạnh, thoải mái, đảm bảo sức khỏe cho cả bạn và cún.

Leave a Comment